Xem xong bộ phim Genius (season 1) nhưng vẫn còn nhiều điều thắc mắc về cuộc đời của thiên tài Einstein, tôi quyết định đọc quyển sách của Walter Isaacson (phim dựa trên sách này) để có cái nhìn chính xác hơn.
Cảm nhận bước đầu
Có đọc mới thấy Einstein cũng rất đời thường. Cái ca từ “thiên tài” gán cho ông làm cho chúng ta cảm thấy rằng ông thuộc một lĩnh vực khác, không phải là con người bình dị như chúng ta. Những gì phi thường, những gì thông minh nhất, tốt nhất về mặt trí óc thì mới có thể ví với ông. Nhưng không. Ông cũng là con người như chúng ta mà thôi, xét về mặt cảm giác.
Vẫn bị cám dỗ bởi tình yêu trai gái. Người con gái truyền thống, xinh đẹp, gia đình hai bên đồng ý lại không yêu. Đi yêu người con gái kém xinh, lại thêm dị tật nhưng bù lại được cái thông minh, cá tính. Một thanh niên tiêu biểu, cảm thấy bị hứng thú bởi cái chưa đạt được hơn là cái bị an bài.
Thành công của ông một phần ở cái tính xem trời bằng vung, hoài nghi tất cả, ở cái trí tưởng tượng quá ư là phong phú của mình. Nếu ở thời nay, ông sẽ bị trù dập không thương tiếc. Ngày ấy ông cũng bị trù dập tương tự nhưng cái duyên đã đưa ông đến vinh quang.
Là một sinh viên hay cúp học, thích học một mình, học những gì mình thích. Là sinh viên bị hầu hết các giáo sư ghét bỏ và cố tình cho điểm tệ và có điểm tốt nghiệpt thấp nhất trong những người tốt nghiệp. Ra trường thì chật vật với việc kiếm việc làm để phải đi làm gia sư trong một thời gian cũng hơi dài. Chưa có việc mà còn phải chịu áp lực từ gia đình vụ tình yêu, người yêu thì lại có thai ngoài giá thú,… Nói chung quá trời cái có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cuộc sống của một chàng trai mới lớn. Vậy mà cái ngông của ông đã giúp ông vượt qua tất cả. Hoặc là thành một kẻ bất tài, tàn nhẫn, hoặc là trở thành một thiên tài.
Khó khăn ai mà chả phải trải qua?
Để có thể vĩ đại, đôi khi phải bị rất nhiều người ghét.
Suy cho cùng đời sau chỉ nhớ cái mà bạn làm được. Tùy vào độ lớn của cái làm được ấy mà họ xem những tính xấu của bạn là một điều thú vị hay một việc chỉ trích.
PS. Phim có làm sai 1 tình tiết so với sách, giai đoạn yêu nhau của Einstein và Mileva Maric (người vợ đầu tiên)
Cảm nhận sau khi đọc xong tác phẩm
Bổ sung sau.
Phần 1 - “mở đầu”
Đang đọc quyển “Einstein, cuộc đời và vũ trụ”. Nói thiệt, quyển này nó vừa bự lại vừa dày. Sách khổ A4, dày 720 trang, chữ tầm trung bình. Nói thế để thấy số người “chịu khó” đọc nó chắc không nhiều (tui thuộc dạng rảnh quá mà)
Tuy nhiên sách đồ sộ thế cũng có lý do của nó. Walter Isaacson viết rất chi tiết về ổng. Cái hay không hẳn là kể chuyện suông mà WI còn lồng ghépvào miêu tả tâm lý, tính cách của ổng, rất chân thực. Ông còn tả luôn cả bối cảnh xã hội, phân tích lý do tại sao mà thế giới lại sản sinh ra một thiên tài như Einstein. Nói chung rất đáng để đọc (cái này nói thiêt).
Tui không dám để là “tóm tắt sách”, cũng không dám gọi là “kể lại”. Tui chỉ muốn “kể về” Einstein dưới góc đọc của tui mà thôi hà, những cái tui thấy hay và thú vị khi đọc. Cũng như giúp các bạn lười đọc có cái nhìn “vui vui” về Einstein. Lý do cuối là để tui lưu lại rủi sau này có quên.
Tui sẽ nói các ý giống như bức hình tui đính kèm ở đây.
Ai cũng nghĩ Einstein thuộc hàng thứ dữ, não của ổng còn được giữ lại để làm thí nghiệm nữa mà. Thế nhưng có trải qua cuộc đời ổng một cách chi tiết (phần nào qua trang sách) mới thấy “ổng cũng thường thôi” ! 😂
Ổng học khi còn nhỏ kém lắm, không phải dạng thi đâu đậu đó hay đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế gì gì đâu. Cho đến khi tốt nghiệp đại học thì sự nghiệp học hành của ổng thuộc hàng thảm họa nếu như xã hội bây giờ nhìn nhận. Vì sao? Vì bạn thử nghĩ xem. Ổng hứng gì học nấy, lúc nào cũng có lý do “có vẻ chính đáng” để từ bỏ một môn học nào đó. Gây xích mích với các thầy cô là chuyện rất đỗi bình thường luôn. Đến nỗi khi tốt nghiệp xong đại học (ổng học ngành vật lý trường sư phạm), ổng không xin được việc vì bị mấy ông thầy trong trường ghét. Mấy ông đó còn bảo bạn bè mấy ổng không được nhận Einstein luôn. Thế nên có một giai đoạn ổng phải đi dạy thêm kiếm cơm sau khi tốt nghiệp. Trong 5 người học khóa của ổng, 1 người bị rớt (là vợ đầu của ổng), người đứng thứ 4 (hay “cuối lớp”) chính là Einstein đó. Ấy cha, vậy ổng giỏi chỗ nào nhỉ?
Phần 2 - Tính “nổi loạn”
Có lẽ nếu nói về cuộc đời thì ai cũng là thiên tài với những trắc trở của riêng mình. Tuy nhiên để mọi người biết đến những mớ bòng bong đó và thán phục thì bạn phải kết thúc cuộc đời bởi một thứ vĩ đại. Einstein là thế đó.
Ông có khởi đầu rất chậm chạp ở việc nói và đọc tuy nhiên nói ông dở ở trường là sai. Nói đúng hơn là ông không thích học ở trường chứ không phải là ông kém thông minh. Từ cái lần nằm liệt trên giường bệnh lúc bé và tình cờ biết đến chiếc la bàn thì ông bắt đầu hình thành niềm yêu thích khoa học cho riêng mình. Từ đó đa phần là ông chọn cách học cho riêng ông chứ không phải là dưới một mô típ của ai đó soạn sẵn.
Nổi bật nhất trong cuộc đời ông có lẽ ở cái tính “không chịu giống ai này”, nếu không muốn nói là cái tính “muốn nổi loạn”, “thích chơi trội”. Ông không ngại và cũng chả thèm quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình, cũng chẳng sợ điểm số hay kết quả học tập trên trường ra sao, cái ông quan tâm là thực chất của vấn đề.
Phần này tui sẽ nói sâu về cái tính nổi loạn này.
Ông dễ dàng và nhanh chóng kết thân với rất nhiều bạn bè có cùng chí hướng, điển hình là hội nghiên cứu Olympia (Olympia Academy). Đây là cái hội của các dân chơi nhưng thích bàn về khoa học và triết học. Họ đọc rất nhiều sách, hay thảo luận và đưa ra những luận điểm riêng của mình. Có thể hiểu đây không phải là cái viện hay gì gì ghê gớm, đó chỉ là 1 cái tên của một nhóm các chàng thanh niên chưa 18 lập ra để tự sướng thôi ^^
Einstein và các bạn của mình đọc rất nhiều sách về những tác giả mà họ không bao giờ chấp nhận thực tại và luôn hoài nghi về mọi thứ. Có lẽ vì thế mà một cậu thanh niên choai choai như ông mới dám chống lại một nền tảng vật lý cổ điển lớn mạnh thời đó.
Cái tính nổi loạn này còn thể hiện ở chỗ ông rất ghét cách hành xử và hệ thống chính quyền của Đức. Ông không thích bị ràng buộc và dây dưa với chủ nghĩa dân tộc quá lớn. Đó là lý do ông đã trở thành người không quốc tịch ở tuổi đôi mươi (ông kiên quyết từ bỏ quốc tịch Đức). Tuy sau này vì lý do làm việc, ông lại xin lại quốc tịch Đức nhưng đó chỉ là có lệ. Ngược lại ông rất thích đất nước Thụy Sĩ vì quan điểm chính trị nó đi ngược lại, đề cao tính tự do hơn.
Ông cũng không thích là một người có tôn giáo dù rằng ông sinh ra trong một gia đình Do Thái. Thật ra cả nhà ông cũng không thích theo Do Thái giáo, họ không sinh hoạt như một người Do Thái chính thống.
Nói ngắn gọn, ông thích sự tự do, ông thích các kiến thức mang tính tự nhiên, có tính logic và hài hòa. Ông hoài nghi mọi thứ đã có để hiểu lại một cách tự nhiên và hệ thống.
Tui sẽ nói nữa về tính nổi loại này, nhưng ở phần kế, tui sẽ nói về con đường tình duyên của ông.
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc là tại sao Walter Isaacson lại có thể biết được một cách tường tận cuộc đời cũng như những suy nghĩ, tâm lý, tính cách của Einstein và các nhân vật liên quan thời đó? Lý do là bởi ông dựa trên những bức thư tay được chính Einstein và những người thời ấy viết cho nhau. Thời đó việc viết thư tay rất thịnh hành và giống như một thói quen vậy, nó cũng giống như việc nhắn tin qua facebook, chat chit hiện giờ. Nói thêm rằng bên phương Tây, dù ngành viễn thông lẫn CNTT phát triển mạnh nhưng họ vẫn giữ truyền thống dùng thư giấy khá nhiều (thường là dùng cho mục đich hành chính, bảo mật).
Ngoài ra ông còn dựa vào những quyển tiểu sử trước đó đã được viết về Einstein. Có những quyển tiểu sử do chính những người có họ hàng gần với Einstein viết ra, điển hình là con rể của ông vàcon rể của người vợ thứ hai.